HÀNH VI ĐE DỌA ĐÒI TIỀN BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Anh T hỏi: Tôi và cô ấy là người đã có gia đình và làm chung một công ty. Do thường xuyên gặp nhau nên chúng tôi có nảy sinh tình cảm và có hẹn nhau vào nhà nghỉ và bị chồng cô ấy bắt gặp. Sau đó, chồng cô ấy yêu cầu tôi nếu muốn giữ im lặng thì phải đưa cho anh ấy 20 triệu đồng, anh ấy liên tục nhắn tin, gọi điện đe dọa đòi tiền. Liệu tôi và anh ấy có vi phạm pháp luật hay không? Nếu vi phạm thì xử lý thế nào?

Nội dung tư vấn:

Cảm ơn Anh đã gửi câu hỏi đến Phong & Partners, với vấn đề pháp lý của Anh, Phong & Partners có những trao đổi sau:

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Hôn nhân và gia đình 2014

  Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

"2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi."

- Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

  Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

"1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm...."

2. Giải thích, kết luận

- Về hành vi của anh T:

  • Theo quy định pháp luật, hành vi quan hệ lén lút của Anh T và người đã kết hôn chỉ mang tính chất nhất thời như Anh T trình bày thì không thuộc một trong các điều cấm quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Bên cạnh đó, đối với hành vi trên của Anh, pháp luật cũng chưa có quy định xử phạt đối với trường hợp này. Do đó, chưa có cơ sở để cho rằng Anh T có hành vi vi phạm pháp luật.
  • Tuy nhiên, xét về đạo đức và chuẩn mực xã hội, việc có quan hệ bất chính với người đã kết hôn hay người đã kết hôn có quan hệ “ngoại tình” với người khác là hành vi không được xã hội chấp nhận. Không thực hiện hành vi này là cách tốt nhất để giữ gìn hạnh phúc gia đình.

- Về hành vi của người chồng:

  • Đối với hành vi đòi bồi thường và đe dọa uy hiếp Anh T như trên thì người chồng đã có dấu hiệu của Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, người chồng có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm cho hành vi này tùy mức độ.
  • Anh T có thể làm một đơn tố cáo hành vi của người chồng gửi đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu ngăn chặn nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Anh T.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Phong & Partners về vấn đề pháp lý của bạn. Nếu Anh còn vướng mắc, vui lòng liên hệ qua thông tin dưới đây hoặc đến trực tiếp văn phòng để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư chuyên nghiệp.

Tin tức liên quan

PHẢI LÀM GÌ KHI ĐỐI TÁC LÀM GIẢ GIẤY TỜ ĐỂ GIAO DỊCH?

PHẢI LÀM GÌ KHI ĐỐI TÁC LÀM GIẢ GIẤY TỜ ĐỂ GIAO DỊCH?

*Bạn đọc hỏi: anh Nhật Tân - Giám đốc Công ty DB hỏi: Ngày 2/4/2024, Công ty tôi ký kết hợp đồng mua bán với Công ty CA, trong đó, Công ty CA là bên bán hàng và xuất hóa đơn GTGT cho Công ty tôi. Đến nay, Công ty tôi vẫn chưa nhận hàng nên cũng chưa thanh toán giá trị các đơn hàng theo hóa đơn GTGT. Dù vậy, ngày 15/5/2024, Công ty tôi đã thanh toán các chi phí phát sinh hơn 100 triệu đồng qua tài khoản cá nhân của Giám đốc Công ty CA. Sau đó, chúng tôi phát hiện Công ty CA làm giả hồ sơ giấy tờ, bao gồm hóa đơn GTGT và giấy phép khai thác khoáng sản để giao dịch với Công ty tôi. Bây giờ, Công ty tôi muốn lấy lại số tiền chi phí phát sinh hơn 100 triệu đồng kia thì phải làm thế nào?

LỪA DỐI ĐỂ VAY TIỀN VÀ KHÔNG TRẢ NỢ ĐẾN HẠN DÙ CÓ KHẢ NĂNG CHI TRẢ, CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?

LỪA DỐI ĐỂ VAY TIỀN VÀ KHÔNG TRẢ NỢ ĐẾN HẠN DÙ CÓ KHẢ NĂNG CHI TRẢ, CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?

*Bạn đọc hỏi: chị H.L., trú tại TP Đà Nẵng, hỏi: Trong quá trình kinh doanh, vợ chồng tôi có quen biết vợ chồng ông H. và bà P. trú tại tỉnh Đắk Lắk. Năm 2020, vợ chồng ông H. ngỏ ý vay tiền từ vợ chồng tôi và còn tự giới thiệu là con nuôi của một lãnh đạo cấp cao tỉnh Đắk Lắk để tạo niềm tin cho khoản vay nhưng sau này tôi biết được rằng thông tin này không đúng sự thật. Vì tin nên vợ chồng tôi đã đi vay ngân hàng 26 tỷ đồng để cho vợ chồng ông H. vay. Sau khi vay, vợ chồng ông H. dùng 11 tỷ đồng mua nhà ở Đà Nẵng và hứa sau khi bán nhà ở Đắk Lắk sẽ trả nợ; 15 tỷ đồng còn lại dùng để trả bớt nợ ngân hàng. Đồng thời, để củng cố niềm tin cho vợ chồng tôi, ông H. còn hứa với tư cách giám đốc 1 công ty xây dựng sẽ dùng nguồn tiền từ các công trình đang thi công của công ty này để trả nợ, hạn trả nợ chậm nhất là đến ngày 11-12-2022. Nhưng sau khi đã bán nhà ở Đắk Lắk, vợ chồng ông H. vẫn không chịu trả nợ cho tôi. Mãi đến cuối năm 2021, vợ chồng ông H. bán nhà ở Đà Nẵng mới trả cho chúng tôi số tiền 11 tỷ đồng. Số tiền 15 tỷ đồng còn lại, mặc dù vẫn còn nhiều tài sản nhưng vợ chồng ông H. vẫn không chịu trả nợ cho chúng tôi, liên tục hứa hẹn, câu kéo thời gian. Theo tôi được biết, công ty xây dựng của ông H. thực chất là công ty gia đình của ông với thành viên góp vốn là ông và con trai ruột của ông. Công ty này đã trúng nhiều gói thầu xây dựng lớn của tỉnh Đắk Lắk và một số tỉnh, thành khác, có nguồn thu thường xuyên từ hoạt động xây dựng nhưng cho đến nay vợ chồng ông H. vẫn tiếp tục chây ỳ, không có ý định hay dấu hiệu nào sẽ trả nợ cho vợ chồng tôi. Cho tôi hỏi vợ chồng ông H. có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi lừa dối, lấy lòng tin để vay tiền và hành vi không chịu trả nợ đã đến hạn dù vẫn có khả năng chi trả không?

CHƯA ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ ĐƯỢC GẶP CHỒNG ĐANG BỊ TẠM GIAM KHÔNG?

CHƯA ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ ĐƯỢC GẶP CHỒNG ĐANG BỊ TẠM GIAM KHÔNG?

Tôi và chồng tôi vừa mới tổ chức lễ kết hôn nhưng chưa kịp đăng ký kết hôn thì chồng tôi bị Công an tạm giam. Khi tôi đến xin gặp thì cán bộ Công an không cho vì tôi không phải là người thân. Tôi muốn hỏi rằng, trong trường hợp của tôi thì tôi có được gặp người chồng đang bị tam giam không?

Zalo